Y học cổ truyền phương Đông qua hàng ngàn năm đã ghi nhận hiệu quả của nhiều loại thảo dược tốt cho gan như bồ bồ, chi tử, hoàng kỳ, cà gai leo, đan sâm… Tới nay, sự phát triển của y học hiện đại cho phép chúng ta nghiên cứu sâu hơn về tác dụng dược lý của các loại thảo dược này. Nổi bật trong những kết quả thu được là sự kết hợp của bộ đôi thảo dược Đan sâm – Hoàng kỳ, có tác dụng tuyệt vời trên đối tượng bệnh nhân viêm gan virus.
Đan sâm – thảo dược còn nhiều tác dụng quý chưa được biết đến
Đan có nghĩa là đỏ, sâm là sâm vì rễ cây này giống sâm mà lại có màu đỏ. Đây được mệnh danh là “thảo dược trị huyết bệnh”. Cái tên đó phần nào đã thể hiện được giá trị y học xưa của đan sâm. Ngày nay, nghiên cứu của dược lý hiện đại chứng minh tác dụng đặc biệt khác của đan sâm trên bệnh nhân viêm gan. Cụ thể là khả năng ức chế virus trên những bệnh nhân viêm gan virus. Bộ phận dùng là rễ phơi hay sấy khô của cây đan sâm. Dược liệu đan sâm có vị đắng tính hơi hàn, qui kinh tâm, tâm bào, can.
Đan sâm (Radix Salviae Milyiorrhixae) là một loại cỏ sống lâu năm, cao 30-80cm, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0.5-1.5cm, màu đỏ nâu. Thân vuông trên có các gân dọc. Lá kép, mọc đối: 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7. Lá chét ở giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7.5cm, rộng 0.8-5cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mặt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ. Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm hoa thường dài 10-20cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa thường là 5 hoa. Hoa có màu tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên trông nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ 3 thùy, thùy giữa có răng cưa tròn. Hai nhị ở môi dưới, bầu có vòi dài lòi ra ở môi trên.
Để có đan sâm với chất lượng tốt nhất. Cây phải được trồng ở độ cao trên 3000 mét, với khí hậu phù hợp, biên độ nhiệt ngày và đêm cao. Yêu cầu khắt khe về thổ nhưỡng đất giàu dinh dưỡng và độ trong sạch của môi trường. Quy trình trồng và thu hoạch đạt tiêu chuẩn quốc tế GACP. Hiện tại, duy nhất trên cả nước chỉ có vùng rừng quốc gia – khu vực dự trữ sinh quyển Pù Mát đạt đủ các tiêu chuẩn này, lại cách xa khu dân cư nên tránh được mọi tác động xấu từ hoạt động nông nghiệp khác.
Theo y học cổ truyền, đan sâm có tác dụng hoạt huyết, hóa ứ, lương huyết tiêu ung, dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền. Các công trình nghiên cứu y học Đông y và y học hiện đại ngày nay, khi có điều kiện nghiên cứu chính xác hơn về loại thảo dược này trên bệnh nhân viêm gan đã xuất hiện nhiều điểm đáng chú ý:
– Với bệnh nhân viêm gan cấp: Dùng dịch chiết Đan sâm nhỏ giọt tĩnh mạch trị 104 ca viêm gan cấp, tỷ lệ khỏi 81,7% . Phát hiện đan sâm có tác dụng làm gan nhỏ lại, cải thiện tuần hoàn, điều tiết tổ chức hồi phục, giải độc, kháng virus (lâm sàng và thực nghiệm – báo cáo của Kiều Phúc Lương, Thiểm Tây Trung Y 1980).
– Với bệnh nhân viêm gan mạn hoạt động: Dùng dịch chiết đan sâm 4ml/ngày chích bắp, theo dõi 3 tháng có nhóm đối chiếu. Kết quả có 11 ca viêm gan mãn sau 2 tháng có 11 ca phục hồi bình thường, nhóm đối chiếu sau 3 tháng có 6 ca.
– Theo sách “Phụ nhân minh lý luận”: nhấn mạnh chỉ duy nhất một vị đan sâm đã có tác dụng ngang với bài thuốc Tứ vật thang – bao gồm 4 vị gồm đương quy, bạch thược, thục địa và xuyên khung. Là một bài thuốc kinh điển của ngành Đông Y.
Tất cả các tác dụng tốt trên gan đó được nghiên cứu là nhờ các hoạt chất chính trong đan sâm bao gồm: Tanshinone I,II,III và Cryptoshinone. Các hoạt chất này có tác dụng tăng lưu thông máu trong gan, chống viêm gan, loại huyết xấu sinh huyết mới. Do đó có khả năng làm nuôi dưỡng phục hồi tổ chức gan, tăng hiệu quả hoạt chất ức chế virus, kéo dài tỷ lệ sống tế bào gan trong điều kiện thiếu oxi (rất tốt cho người gan kém và xơ).
Hoàng kỳ – sự kết hợp hoàn hảo với Đan sâm ngăn ngừa viêm gan virus
Đan sâm dùng riêng đã tốt, nhưng khi kết hợp với hoàng kỳ, hiệu quả mang lại tăng hơn gấp 10 lần đối với bệnh nhân viêm gan virus. Giải thích điều này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về thảo dược Hoàng kỳ.
Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus Bunge). Là một cây sống lâu năm, cao 50-80cm, rễ cái dài và mọc sâu, rất khó bẻ, đường kính 1-3cm, vỏ ngoài màu vàng đỏ hay nâu. Thân mọc thẳng đứng, trên có phân nhiều cành. Lá mọc so le, kếp, dìa lẻ, có lá kèm hình 3 cạnh, -13 đôi lá chét hình trứng dài 5-23mm, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn. Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, dài hơn lá, gồm 5-22 hoa, màu vàng tươi. Hiện trồng chủ yếu ở Trung Quốc do phù hợp điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhất, mùa hoa thường vào tháng 6-7, mùa quả vào tháng 8-9.
Hoàng kì có vị ngọt hơi ôn. Thành phần có saccaroza, nhiều loại acid amin, protit Cholin, betain, acid folic, vitamin P, amylase cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác. Y học cổ truyền ghi nhận tác dụng của Hoàng kỳ như bổ khí, thăng dương, ích vệ khí cố biểu, thác sang sinh cơ, lợi thủy tiêu thũng. Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh các tác dụng kì diệu của Hoàng kỳ khi được kết hợp với Đan sâm khi hỗ trợ điều trị bệnh nhân viêm gan virus như sau:
– Các bệnh do virus gây ra, đa số người bệnh có khả năng tự tạo kháng thể anti HBs để tiêu diệt virus và tự khỏi bệnh. Hoàng kì là thảo dược quý giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều tiết chức năng miễn dịch và duy trì cân bằng nội môi của thuốc. Với các bệnh do virus, hệ miễn dịch đóng “vai trò quyết định” khỏi bệnh.
– Hoàng kỳ làm tăng chức năng thực bào của hệ thống bào lưới, tăng kháng thể IgE và cAMP. Song song với đó Hoàng kỳ có khả năng làm tế bào tương lách tăng sinh, thúc đẩy hình thành kháng thể và nâng cao tính miễn dịch.
– Hoàng kỳ dùng trong nuôi dưỡng tế bào làm tế bào sinh trưởng nhanh, số lượng hoạt động tăng lên nhiều, giúp kéo dài tuổi thọ tế bào. Thúc đẩy chuyển hóa protit của huyết thanh và gan đồng thời tăng nhiều quá trình chuyển hóa khác trong cơ thể. Vì vậy, Hoàng kỳ có tác dụng bảo vệ tế bào gan, chống sụt giảm glycogen ở gan.
Tính chất dược lý trên của Hoàng kỳ được chứng minh qua các nghiên cứu cụ thể:
– Ngô Khai Chi dùng Hoàng kỳ điều trị 29 ca viêm gan mãn liệu trình 1-3 tháng, kết quả có cải thiện triệu chứng lâm sàng và gan nhỏ lại. (tạp chí Trung Y Chiết Giang 1983)
– Hậu Thế Vinh và cộng sự dùng hoàng kỳ điều trị 58 ca kết quả trước mắt 83% đỡ, tác dụng tốt hơn viêm gan kéo dài 89,5% có triệu chứng cải thiện và chức năng gan hồi phục tốt (trích Trung Thảo Dược 1980)
– Dùng Hoàng kỳ điều trị 174 ca viêm gan B có HBsAg dương tính số bệnh nhân chuyển âm tính và tiến bộ 131 ca tỷ lệ 75,3%. (Theo nghiên cứu tạp chí trung Y dược Cát Lâm 1985)
Để đạt hiệu quả Hoàng kỳ phải được bào chế đúng và kiểm tra hoạt chất Astragalosid IV. Đây là thành phần chính của Hoàng kỳ, đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng bảo vệ tim mạch, gan, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, kháng viêm, kháng virus,…Astragalosid IV đang được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn với triển vọng phân lập và phát triển thành hoạt chất làm thuốc.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các isoflavonoid của Hoàng kỳ có tác dụng chống oxy hóa, chống thiếu máu cục bộ, kháng viêm trong các bệnh viêm, kháng virus.
Như vậy, hai vị thảo dược Đan sâm – Hoàng kỳ khi được phối hợp sử dụng cho bệnh nhân viêm gan virus, hiệu quả hiệp đồng hỗ trợ điều trị ức chế virus gây viêm gan sẽ được tăng lên gấp nhiều lần. Việc chọn dược liệu phù hợp, chất lượng nguồn dược liệu tốt và phối hợp khéo léo bằng những phương pháp mới hiệu quả sẽ là “chìa khóa tương lai” cho người bệnh viêm gan virus toàn cầu.