Chức năng gan – Thực trạng bệnh gan ở Việt Nam?

Tại chương trình Truyền hình Trực tuyến do Báo Sức khỏe Đời sống tổ chức với chủ đề “Cách đúng điều trị viêm gan”, các chuyên gia bác sĩ đã giải đáp nhiều câu hỏi, cung cấp nhiều hiểu biết bổ ích cho người bệnh gan. Bắt đầu chương trình, PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng đã chia sẻ các chức năng quan trọng của gan, cũng như thực trạng bệnh viêm gan ở nước ta. Chi tiết câu hỏi của MC Việt Tú dành cho Bác sĩ Hồng như sau:

“Thưa PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hồng, xin bà có thể cho biết gan có chức năng thế nào trong cơ thể? Bà có thể mô tả thực trạng về căn bệnh viêm gan hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là viêm gan virus B và C?”

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng trả lời:

“Gan là tạng rất lớn trong cơ thể và đảm nhiệm chức năng sống còn của cơ thể, bao gồm chuyển hóa, tạo các yếu tố đông máu, tạo mật và bài tiết mật, khử độc. Cho nên khi chỉ hư hỏng một trong những chức năng đấy là có thể ảnh hưởng tới chức năng sống của cơ thể. Về viêm gan thì có khá nhiều căn nguyên gây ra như viêm gan do rượu, viêm gan do thuốc, viêm gan do mỡ, viêm gan do gan tự miễn. Tuy nhiên, đáng báo động hơn cả là căn bệnh viêm gan do nhiễm virus, viêm gan virus B, viêm gan virus C. Với viêm gan virus B, VN nằm trong vùng dịch tễ khá là cao với tỉ lệ mắc trong dân số là 8 – 15%, tùy theo từng số liệu nghiên cứu đưa ra. Với tỉ lệ mắc cao như vậy, căn bệnh được lưu hành trong dân chúng và gây ra những hậu họa tương đối lớn. Viêm gan C thì tỉ lệ thấp hơn, từ 0,5 – 3%, tùy vào từng vùng miền. Ở thành phố lớn, tỉ lệ mắc viêm gan virus C chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều, hơn 3%. Với viêm gan virus B thì hiện tình trạng sàng lọc bệnh khá tốt, ở đối tượng dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, ở tầng lớp đối tượng trên 40 tuổi thì việc sàng lọc phát hiện ra bệnh lại rất ít. Nhiều người khi nghe bác sĩ chẩn đoán bị viêm gan virus B song virus đang ở trạng thái tĩnh, không hoạt động thì đi về và không quay trở lại theo dõi nữa. Điều này rất nguy hiểm bởi virus viêm gan B có thể từ trạng thái ngủ sang trang thái hoạt động và tiến triển rất nhanh chóng. Nếu như không tầm soát và kiểm tra thường xuyên với chu kỳ khám là khoảng từ 6 – 1 năm thì rất có thể bỏ sót giai đoạn virus phát triển, có thể phát triển thành bệnh viêm gan, xơ gan nguy hiểm..

Viêm gan virus B là căn bệnh có tính chất dịch tễ, và người ta thường nói dịch tễ gia đình, thì khả năng trong gia đình có người mắc bệnh này, nhất là mẹ con, thì khả năng lấy truyền rất cao, qua đường máu đường tình dục… Do đó, cần sàng lọc trong gia đình có người virus viêm gan B.

Ngoài ra, cần chú ý kiểm tra và tầm soát bệnh virus viêm gan B ở các đối tượng suy giảm hệ miễn dịch như HIV, viêm gan tự miễn, lupus, suy thận, viêm khớp dạng thấp…. thì các virus tiềm ẩn trong người có thể bùng phát lên, gây bệnh. Những đối tượng này thường sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, rất ít khi đi tầm soát về viêm gan virus B, do đó bệnh tiển triển khá nặng.

Còn bệnh viêm gan virus C lại tiến triển rất nhanh, dễ dẫn đến các bệnh xơ gan, ung thư gan. Tuy nhiên, điều đáng mừng là viêm gan virus C có những thuốc điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn rất cần sàng lọc bệnh.”

[wpcc-iframe width=”696″ height=”392″ src=”//web.archive.org/web/20200810221059if_///www.youtube.com/embed/ts6rsR1TNqg?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen=””]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *