Viêm gan B có phải điều trị suốt đời hay không?

Tại chương trình truyền hình trực tuyến do Báo Sức khỏe Đời sống tổ chức với chủ đề “Cách đúng điều trị viêm gan”, Tiến sĩ Bác sĩ Dương Trọng Hiền – Phó Trưởng khoa Cấp cứu Tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức, PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng Phó trưởng khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai đã giải đáp nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh chủ đề bệnh gan. MC Việt Tú có nhờ bác sĩ Hiền và bác sĩ Hồng giải đáp một câu hỏi như sau:

“Hiện nay, có nhiều người bị mắc bệnh viêm gan, nhất là viêm gan B và C. Nhưng do việc điều trị kéo dài, hoặc bệnh nhân thấy tình trạng ổn định bỏ điều trị. Việc làm này có đúng không? Nếu người dân mắc những bệnh viêm gan nguy hiểm này có phải điều trị suốt đời không?”

TS.BS Dương Trọng Hiền trả lời:

“Khi bị mắc viêm gan không phải trường hợp nào cũng sử dụng thuốc ngay mà phải đúng thời điểm vào đúng giai đoạn với liều lượng tuân thủ theo bác sĩ. Khi có chỉ định điều trị phải can thiệp, khi bị viêm gan C thì cơ hội được điều trị khỏi thành công là điều may mắn cho người mắc viêm gan C, vì viêm gan mạn tính sẽ đẩy rất nhanh tới xơ gan rồi u gan. Đó là cơ hội để chúng ta cứu tính mạng thì tại sao chúng ta không tuân thủ, chỉ trong trường hợp với viêm gan B thì điều trị khá khó khăn thì khi có chỉ định cần tuân thủ vì đó cũng là một cơ hội cho người bệnh. Những trường hợp bệnh nhân bị u gan do B, C sau khi xử lý tổn thương khối u đó, có thể bằng can thiệp phẫu thuật, nút mạch, đốt… thì chúng tôi khuyên đến cơ sở chuyên khoa để đánh giá lại xem có cần điều trị để giúp ổn định vì trên nền bệnh lý mà không xử lý virut đó thì khả năng xuất hiện khối u, xơ gan tiến triển lại nhanh hơn lại việc điều trị ban đầu ít hiệu quả. Nếu người bệnh có chỉ định điều trị thì người cần tận dụng để chữa khỏi bệnh và đây là lời khuyên đúng đắn.”

[wpcc-iframe width=”696″ height=”392″ src=”//web.archive.org/web/20200810210726if_///www.youtube.com/embed/lDnAqbWPvVU?feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen=””]

PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng bổ sung:Với viêm gan virut B là thách thức y tế, dự kiến công cuộc điều trị rất dài. Sẽ có 2 trường hợp phải thay đổi điều trị, đó là thành công thì sẽ ngưng điều trị hoặc thất bại thì sẽ phải thay đổi lộ trình điều trị hoặc tìm lộ trình khác. Theo dõi điều trị viêm gan B sẽ phải luôn trả lời 2 câu hỏi thành công đang đến hay thất bại. Tiêu chuẩn thành công là virut viêm gan B phải trở về âm tính, thứ hai có chuyển đảo huyết thanh trên HBsAg nếu trước đó là dương tính thì phải âm tính có kháng thể với HbE và chuyển đảo mà thế giới mong muốn là chuyển đảo huyết thanh HBsAg và đây là xét nghiệm để sàng lọc viêm gan B, chỉ cần dương tính thì nói người đó mắc viêm gan B. Nếu như có chuyển huyết thanh trên HbsAg tức là HbsAg trước điều trị là dương tính và sau điều trị là âm tính thì thành công tuyệt vời và được ngưng điều trị. Và tỷ lệ thành công đó chỉ là 3%/1 năm. Nên việc phải làm thường xuyên để xem có thành công là dựa vào tiêu chí khác xem thành công có đang đến hay không là nồng độ HbsAg sẽ phải định lượng vào mỗi một kỳ theo dõi lại giảm được 20% thì là thành công đang đến và tiếp tục lộ trình điều trị đó. Và một lộ trình nữa là bình thường hóa được men gan, trước điều trị men gan cao và sau điều trị men gan trở về bình thường. Đảm bảo 3 tiêu chí là virut và men gan sẽ xem xét ngưng điều trị và nếu chưa đạt mà ngưng điều trị đó thì việc mà virut bùng phát trở lại sớm và mỗi lần như vậy bác sĩ sẽ phải tìm lại thời điểm thích hợp để bắt đầu lại từ đầu lộ trình điều trị.

Và thực tế có trường hợp viêm gan virut B đã được chữa khỏi .

[wpcc-iframe width=”696″ height=”392″ src=”//web.archive.org/web/20200810210726if_///www.youtube.com/embed/7k7rWeSN91Y?start=8&feature=oembed” frameborder=”0″ allow=”accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture” allowfullscreen=””]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *