Y học cổ truyền xưa và nay

Nền y học cổ truyền đã phát triển từ hàng ngàn năm nay và là “Gốc rễ” của y học phương Đông đương đại, cũng như y học hiện đại được ứng dụng khoa học, công nghệ trong việc điều trị bệnh. Tới ngày nay, nhiều thảo dược quý vẫn vẹn nguyên giá trị, thậm trí được nghiên cứu bào chế thành nhiều bài thuốc có công dụng tuyệt vời hơn. Sự bảo tồn, chuyển biến và tiến triển trong việc sử dụng dược liệu quý đã thay đổi ra sao?

Từ “thầy lang băm” tới “bác sĩ y học cổ truyền”

Không người Việt nào không biết đến cụm từ “thầy lang băm”. Nhiều người lầm tưởng rằng đây là một cụm từ mỉa mai – nói những vị thầy thuốc đã lỗi thời. Nhưng điều đó không đúng, vì thầy lang băm chính là nguồn gốc phát triển của y học cổ truyền đương đại. “Thầy” ở đây có nghĩa là thầy thuốc, “băm” là thao tác kĩ thuật tán nhỏ các vị dược liệu ngày trước bằng dao hoặc vật sắc, khi các dược liệu được chia nhỏ giúp cho việc sắc thuốc diễn ra nhanh hơn, hoạt chất từ dược liệu được khuếch tán ra nước thuốc được tốt hơn”. Bởi vậy mà các vị thầy thuốc ngày xưa còn được gọi là thầy lang băm.

Chỉ khi y học hiện đại phát triển, vai trò của y học cổ truyền đôi khi mới bị ảnh hưởng phần nào. Một bộ phận người chỉ tin vào những chứng minh của y học nghiên cứu hiện đại mà quên đi sự kì diệu của những vị thảo dược. Quả thật, có những bệnh đặc biệt như bệnh tự miễn (HIV, lupus ban đỏ, vảy nến…) nếu sử dụng thảo dược không hợp lý thì sẽ rất nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều bệnh khác thì thảo dược lại có hiệu quả rất tốt, như các bệnh về gan, bệnh phổi, bệnh thận… Rất nhiều thảo dược được chứng minh công dụng ức chế sự phát triển của virus viêm gan như viêm gan B, C… như đan sâm, hoàng kỳ, cà gai leo…

Nếu các hoạt chất hóa dược được chứng minh qua các nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. Thì các thảo dược cũng vậy, nhưng quả thực dược liệu vẫn là một trong những bí ẩn lớn của khoa học hiện đại. Nhiều dược liệu có công dụng rất tốt trên nhiều loại bệnh, nhưng các “hoạt chất tự nhiên” gồm những gì, tác động ra sao thì vẫn còn đang nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Ví dụ điển hình như đại dịch SAT đi qua, chúng ta mới thấy Tamiflu được chiết xuất từ quế, trở thành vắc xin giúp loài người qua cơn nguy kịch. Đó mới thấy nhiều điều còn chưa biết từ các loài thuốc quý và ứng dụng của chúng là to lớn như thế nào.

Y học cổ truyền trong kỷ nguyên mới

Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự phát triển máy móc trong ngành y học đã hỗ trợ cho y học cổ truyển trong việc chuẩn đoán, chữa trị và bào chế các sản phẩm thảo dược được hiệu quả hơn.

Thứ nhất, các kết quả, đo lường thông qua xét nghiệm, chụp chiếu, thăm khám lâm sàng giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Từ đó mới đưa ra phác đồ và lộ trình điều trị phù hợp. So với thời kỳ lạc hậu, khám bệnh chỉ thông qua triệu chứng và một vài thủ thuật như bắt mạch, sờ nắn, nghe phổi… Đôi khi triệu chứng của một số bệnh khó phân biệt và dẫn tới chẩn đoán sai bệnh. Điều này cực kì nguy hiểm, thì bây giờ nhờ công nghệ tiến bộ điều này đã được khắc phục.

Thứ hai, máy móc hỗ trợ y học cổ truyền trong việc chữa trị như thế nào? Y học cổ truyền có nhiều liệu pháp trị liệu vật lý như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp… Ngày nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm hiện đại để hỗ trợ cho các liệu pháp trên có tác dụng tốt hơn, cũng như an toàn hơn. Ví dụ như kim châm cứu vô trùng, kim châm cứu sử dụng một lần, máy cân bằng ion, máy hơ nhiệt, máy massage châm cứu… Đây chính là kết hợp y học cổ truyền với máy móc hiện đại.

Thứ ba, đó chính là ứng dụng khoa học vào bào chế thảo dược quý. Như ngày trước, không ai trong chúng ta lạ lẫm với những bài thuốc lá, “thuốc bắc thuốc nam”. Được các thầy lang ngày trước bắt bệnh, sau đó lựa chọn các vị dược liệu với liều lượng phù hợp, đặt chúng vào từng gói nhỏ bằng giấy. Giống như việc chia liều mỗi lần sử dụng, đem từng gói cho vào ấm, đun lấy nước uống, mà ta hay gọi là “sắc thuốc”. Tuy nhiên, việc này có nhiều hạn chế như công tác bảo quản các vị dược liệu; hàm lượng hoạt chất không được khai thác khi đun; vấn đề vệ sinh, hoặc nước sắc thuốc quá đắng gây ra khó uống. Các cụ hay có câu “thuốc đắng dã tật”, nhưng thực sự là đắng quá thì rất khó uống, thậm chí không uống nổi.

Bào chế sản phẩm đông dược hiện đại đã giải quyết toàn bộ vấn đề trên. Ngày nay, các thảo dược có thể được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như siro (một số siro ho rất nổi tiếng, dễ uống dành cho cả trẻ em và người lớn), viên nang, viên nén, viên ngậm…. Các dạng bào chế mới này vừa giúp dễ uống, lại bảo toàn được hàm lượng hoạt chất nguyên vẹn, vệ sinh và ATTP cũng được cấp phép. Chỉ một vài viên đã có hàm lượng dược liệu tương đương với cả “gói thuốc bắc” cồng kềnh, thậm chí còn đảm bảo chất lượng tốt hơn. Ví dụ điển hình như một sản phẩm thời gian gần đây chính là sản phẩm Hoàng Mộc Can – đặc biệt dành cho đối tượng bệnh nhân viêm gan virus và xơ gan. Dùng phương pháp mới có tên “Phương pháp cân bằng” – đột phá mới trong cơ chế điều trị cũng như phương pháp phối hợp các loại dược liệu. Cha đẻ của phương pháp này là Dược sĩ Phạm Xa, nhờ có công thức bào chế đặc biệt đã bào chế được 7 thảo dược quý bai gồm đan sâm, hoàng kỳ, cà gai leo, chi tử, bồ bồ, diệp hạ châu, mã đề với hàm lượng cao trong từng đơn vị sản phẩm.

Như vậy mới thấy, khoa học công nghệ đã đưa y học cổ truyền tiền thêm một bước rất dài trong khám chữa, điều trị bệnh. Các thảo dược quý đã, đang và sẽ là tương lai của ngành y học Việt Nam nói riêng, y học thế giới nói chung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *